Tổ Tôm Trong Dân Gian

Thảo luận trong 'Tổ Tôm Sân Đình' bắt đầu bởi Cụ Chánh bá, 26/1/12.

  1. GỬI CẢ NHÀ CHÚT TƯ LIỆU TỔ TÔM

    Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi” 04. 04. 15 - 7:39 am

    Cùng học tiếng Việt
    Tiếng Việt có thành ngữ “Nhũn như con Chi Chi”. Nhiều người không biết con Chi Chi là con gì, đặc biệt là những người không sống ở miền Bắc hay không chơi bài tổ tôm hoặc dạng biến thể đơn giản của tổ tôm là bài chắn.


    Chơi bài tổ tôm, tranh khắc dân gian Việt Nam


    Bài tổ tôm khá phức tạp, do đó ngày xưa thường chỉ giới có học là chơi nhiều. Bộ bài này gồm 3 chất Văn, Sách và Vạn, đánh số từ 1 tới 9, ngoài ra còn 1 chất đặc biệt gọi là Yêu, gồm 3 con bài: con Chi Chi, con Ông Cụ và con Thang Thang. Con Chi Chi thuộc chất Yêu nên (hình như) có thể bị con nào đè cũng được, do đó nó bị gọi là nhũn. (Mình không rành bài Tổ Tôm nên ai rành hơn có thể vào dạy mình


    Con chi chi

    Cạnh đó, còn có vài chữ khác có gốc từ tổ tôm ra như chữ cửu vạn, hay con 9 Vạn, vốn có hình một ông đang khiêng đồ, cho nên người ta gọi những người làm nghề bốc vác là cửu vạn.


    Con 9 vạn


    Gàn bát sách
    cũng là một chữ ở miền Bắc hay dùng, con 8 Sách có hình một bà ngồi hút thuốc nên có lẽ nhìn gàn gàn chăng?


    Con bát sách


    Ngoài ra, còn có thuật ngữ cạ, nghĩa là hai con cùng số khác chất. Từ đó, có từ hợp cạ với lại cạ cứng, chỉ bạn thân BFF (Best Friends Forever) gì đó mà các bạn báo teen hay dùng.

    Cái kỳ lạ của tổ tôm là loại bài này chủ yếu chỉ có người Việt chơi, thế mà hình minh họa toàn là hình người Nhật mặc đồ thời kỳ Edo, tàu bè, thành quách cũng toàn Nhật, trong khi người Nhật thì chẳng hề biết bài tổ tôm là cái gì. Cách lý giải đoán mò là người sáng chế ra tổ tôm có lẽ kiếm được đâu ra một bộ khuôn in hình Nhật nên dùng luôn.


    Một số cây bài tổ tôm

    Nếu đã đọc truyện Đôrêmon bản 1996, thì có thể các bạn còn nhớ có tập Chai-en tìm được một con vật hiếm gọi là con chi chi, nhìn nửa giống con rắn, nửa giống con giun. Ngày xưa nhờ đọc truyện Đôrêmon nên hồi bé mình toàn tưởng con chi chi là từ truyện Đôrêmon ra. Thật ra đó là do cụ dịch giả đã Việt hóa, chứ đúng truyện gốc nó là con Tsuchinoko. Con Tsuchi được biến thành con chi chi cho nó dân dã. (Còn con chi chi trong truyện Dragon Ball thì hoàn toàn không liên quan)


    Con chi chi trong Đôrêmôn


    Ý KIẾN - THẢO LUẬN
    19:33Saturday,10.12.2016

    Đăng bởi: NGUYỄN TRỌNG TẤN
    Con chi chi trên hình nghĩa là "tự tay bóp (cái ấy ấy)" mình thấy khi cái "ấy ấy" đã bị người ta nắm lấy làm sao không nhũn ra được. Do vậy mới có câu nhũn như con chi chi đó bạn.

    1:44Sunday,5.4.2015

    Đăng bởi: KIÊN
    Mình không rành tổ tôm. Nhưng tra nhanh và xem hình với chữ thì có mấy hình dung thế này.
    1. Bài tổ tôm chữ Hán các cụ viết là tụ tam bài 聚三牌. Về nghĩa cũng có liên quan, chắc /tổ tôm/ là đọc trại từ âm Hán mà ra. Phạm Đình Hổ (cuối Lê đầu Nguyễn)trong "Nhật dụng thường đàm" đã chú nghĩa, ghi bằng chữ Nôm: "Tụ tam bài: là đánh tổ tôm".
    2. Hệ thống "vạn văn sách" 萬文索 là do ba chữ này có mấy nghĩa ít gặp liên quan đến nhau, lần lượt là: múa, lời, đàn (nhạc).
    3. Theo chữ trên quân bài ghi thì ba con ko theo số đếm là:
    - Cụ 具: thuộc hàng Vạn (có chữ Vạn và Cụ cạnh nhau). trong hình minh họa là đàn ông, gọi ông Cụ nên chắc sau chuyển thành "lão" :))
    - Chi 支: thuộc hàng Văn. gọi láy thành "chi chi"
    - Thang 湯: thuộc hàng Sách. láy thành "thang thang"
    Cả ba chữ Cụ, Chi, Thang đều là các lượng từ chỉ đơn vị. Chắc đúng ra bọn này là mào đầu trước khi bắt đầu đếm một hai... chín cho từng hàng.
    4. tiếng /chi/ trong tiếng Việt (chí ít là tiếng Việt của các cụ) có rất nhiều nghĩa, và chuyện dân gian láy lên thành "chi chi" là rất dễ.
    Chẳng hạn "chi" và "gì" là hai biến thể ngữ âm của nhau. "mới biết cái chi chi" mà các chị vẫn hát trong mấy bài ca trù dỏm dịch khác đi là "...biết cái giề".
    hay như chi còn có nghĩa là cái mụn cơm. khéo có khi các mệ đem dọa con nít: chết mày, cứ sờ vào là cái con chi chi nó bò ra khắp người đấy... là thành ra động vật bí hiểm ngay. Mà cái con ấy nhiều khi cũng nhũn thật.
    Nói chung giả thuyết sách vở thì nhiều lắm, chả biết đâu mà lần :)

    18:57Saturday,4.4.2015

    Đăng bởi: NGUYỄN HOÀNG NGHĨA
    Bạn Quách Hải Thảo nhìn con chi chi trong Doreamon không biết là con gì cũng phải, vì thế tốt nhất nên gọi nó là cái con chi chi đó.

    17:30Saturday,4.4.2015

    Đăng bởi: QUÁCH HẢI THẢO
    Chi Chi trong Doraemon, nhìn cũng chẳng biết là con gì luôn...:))...

    16:15Saturday,4.4.2015

    Đăng bởi: CÙNG HỌC TIẾNG VIỆT
    Cảm ơn anh Tùng! Những bài còn thắc mắc thế này đưa lên Soi mới có người hiểu biết để chỉ thêm cho, hehe.
    Em mày mò học tổ tôm với chắn trên mạng 2 ngày trời vẫn chưa thấm.

    13:28Saturday,4.4.2015

    Đăng bởi: CANDID
    Nói đến Chi chi là em liên tưởng hạt Chi chi (hạt cây cam thảo Nam?). Hồi bé hay vào bách thảo nhặt, sau này mới biết độc.

    Em có đọc một giả thuýet Tổ tôm ra đời ở Hội An, do người Nhật ở Hội An sáng tạo nên. nghe cũng có lý vì trong quá khứ nhiều người Nhật ở Hội An.

    12:19Saturday,4.4.2015

    Đăng bởi: PHÓ ĐỨC TÙNG
    mình chơi chắn, tổ tôm, chưa thấy con gì "đè" được con chi chi bao giờ. vì thế lý giải con này nhũn vì bị đè có vẻ không hợp lý. có khi nào do con này ù quá to, khi ù được, các cụ sướng quá, mân mê nó nhiều khiến cho quân bài nát bét, nhũn hơn những quân khác chăng (các cụ ngày xưa chơi bài it khi mua bài mới như bây giờ, một bộ bài chơi rách nát vẫn chưa vứt, khi đó có khi con chi chi nó nhũn hơn con khác thật.)
    có người giải thích con chi chi là một loài cá, như kiểu cá khoai, mang lên là nát bét, nhưng con này không phổ thông, khó mà trở thành thành ngữ.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 14/12/23
    Mod01Mod06 thích điều này.
  2. Tổ tôm điếm trò chơi dân gian đặc sắc ở tỉnh Bắc Giang
    Ngày đăng:30-06-2010


    Có lẽ chưa có tài liệu nào nghiên cứu cặn kẽ nguồn gốc tổ tôm điếm phát triển của nó ở nước ta như thế nào, chỉ biết rằng tổ tôm đã trở thành trò chơi dân gian làm đắm say biết bao thế hệ người Việt Nam, một trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các dịp hội, hè, đình, đám. Đây là trò chơi trí tuệ, đam mê, cuốn hút các bậc hiền nhân quân tử, làm thước đo giá trị tinh thần của những người mê tổ tôm.

    “Làm trai phải biết tổ tôm

    Uống chè mạn hảo xem Nôm Thuý Kiều”

    Khi sống, trong những ngày vui người ta thường lấy tổ tôm làm trò tiêu khiển, khi chết có cỗ tổ tôm mang theo đã thành tục.

    Trong quá trình tồn tại và phát triển, trò chơi tổ tôm được nâng thành nghệ thuật “Tổ tôm điếm” là trò chơi tâm điểm trong các hội làng của người Việt, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đô thị tới thôn quê. Do biến cố của lịch sử, với nhiều lý do khác nhau, trò chơi “tổ tôm điếm” dần dần mai một. Có thể nói, đây là trò chơi dân gian độc đáo cần được bảo tồn và phát huy .

    Theo từ điển tiếng Việt: “Tổ tôm” là trò chơi bằng bài lá, có 120 quân, 5 người đánh.

    Điếm: Là chỗ canh gác.

    Xuất phát từ tiên đề trên, ta có thể hiểu nôm na rằng: “Tổ tôm điếm” là trò chơi dân gian mang tính trí tuệ cao, được chơi bằng bộ bài lá gồm 120 quân với 5 người chơi chính, trên 5 điếm khác nhau, trong một sân chơi trước sân đình hay sân chùa của thôn làng, nơi đăng cai trong những ngày diễn ra lễ hội truyền thống.

    Cách thức chơi và luật chơi tổ tôm điếm giống như chơi tổ tôm bình thường nhưng tổ tôm điếm khác ở chỗ đánh bài và bốc bài lọc qua 2 trọng tài giao bài và trọng tài chia bài thực hiện, người chơi ở các điếm chơi điều khiển bằng tiếng trống. Khi điếm có cái đánh cây bài đầu tiên thì trọng tài giao bài đọc thơ quân bài đánh, điếm theo vần cánh căn cứ vào bài của mình có quyền ăn hoặc không ăn cây bài đó, ăn thì đánh trống (tùng), không ăn thì gõ vào tang trống (cắc). Nếu ăn phải có cả phu bí dọc hoặc phu bí để trọng tài và làng biết. Không ăn thì xin bốc bài lọc, nếu không ăn chuyển cho điếm dưới cánh và cứ tuần tự như vậy cho đến khi có điếm ù và bài lọc đã bốc đủ mỗi cửa 3 cây (còn lại 5 cây) mà không ai ù thì ván bài đó hoà và điếm bốc cây cuối cùng đó là người được cái ở ván bài tiếp theo. (Lưu ý khi cây bài lên mà có người phỗng, thì người phỗng được quyền đánh tiếp).

    Đặc điểm cơ bản của tổ tôm điếm là: khi đánh bài thông qua 2 người giao bài đọc một câu lục bát như ngâm Kiều, mỗi cây bài của các hàng Văn, Vạn, Sách ứng với một câu thơ lục bát khắc hoạ hình ảnh của cây bài. Căn cứ vào câu thơ người chơi của các điếm dùng trống theo luật để ăn, không ăn, phỗng, thiên khai ăn khàn trình phu hay ù.

    Bài giao tổ tôm điếm có thể nói rất hay, nghe một câu thơ có thể hình dung ngay là cây gì. Tổng thể bài giao tổ tôm điếm cho cả bộ bài là một hình ảnh xã hội thu nhỏ, với tuổi tác, tính cách, số phận khác nhau của các giai tầng xã hội, chân thực và sâu sắc, tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn, cuốn hút của tổ tôm điếm.

    Tổ tôm điếm là trò chơi dân gian mang tính trí tuệ cao. Các nước đánh nước chơi trong cuộc điều binh kiển tướng thiên biến vạn hoá, như trận đồ bát quái, không ván nào giống ván nào, không nhàm chán, cứ cuốn hút người chơi trong sự say mê của cảm giác vui mừng, nuối tiếc và hy vọng, bởi cuộc chơi có canh đỏ đen vận cho mỗi người chơi. Hơn thế nữa, cuộc chơi sự thắng thua chỉ là giải phân cách nhỏ nhoi ai cũng vui mừng hy vọng, không có kẻ khóc người cười.

    Đầu năm chơi hội mà ù được một ván “đại cước sắc” là niềm vui, hạnh phúc, sự may mắn cả năm cho người chơi. Đúng như lời một nhà văn diễn tả “Có những người cả đời không biết thể nào là ù Chi Nảy”.

    Chơi tổ tôm và tổ tôm điếm nói riêng là một sân chơi bổ ích, lý thú rèn luyện cho người chơi trí thông minh, óc sáng tạo, đức tin, sức khoẻ bền bỉ dẻo dai, tính kiên trì nhẫn nại và trên hết là sân chơi bình đẳng gắn kết giữa con người xích lại gần nhau, gắn bó thân thiết trên tình bằng hữu. Khi chết nhớ mang theo một cỗ tổ tômphải là bộ đã cũ, càng cũ càng tốt, bởi người ta quan niệm những quan binh cũ đã dạn dày trận mạc mới đủ sức chống chọi với ma thiêng, quỉ dữ bảo vệ linh hồn người chết nhưng bỏ bốn Ông Cụ vì bốn Ông Cụ đã già chẳng ai nỡ đem chôn. Thật tuyệt vời tổ tôm còn đầy ắp tính nhân văn.

    Với ý nghĩa trên, tổ tôm điếm cần được lưu giữ bảo tồn và phát huy trong lễ hội truyền thốngcủa các xã thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ.

    Việc đầu tư cho trò chơi không tốn kém như một số trò chơi khác, chỉ cần một bộ bài và khoảng không gian hẹp là có thể chơi được. Đẻ tổ tôm tồn tại và phát triển Đảng, chính quyền đoàn thể nhân dân phối hợp với người cao tuổi địa phương lãnh đạo định hướng trò chơi trên cơ sở xã hội hoá đóng góp tham gia của người dân, xây dựng qui chế hoạt động của các thiết chế văn hoá cơ sở trong đó có việc thành lập câu lạc bộ tổ tôm của các thôn làng để qui tụ những nghệ nhân giỏi truyền nghề và dậy nghề cho lớp trẻ tạo ra sân chơi vào những lúc nông nhàn, tổ chức các giải thi đấu và học hỏi giao lưu. Có như vậy tổ tôm điếm sẽ mãi mãi tồn tại cùng với lễ hội truyền thống.

    Nguyễn Tuấn Nghiệp
     
  3. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 1055 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT (968-2023) VÀ LỄ HỘI HOA LƯ NĂM 2023
    Hội vui Tổ tôm diếm - nét đặc sắc tươi vui cho không gian của lễ hội Hoa Lư.

    Thứ sáu, 28/04/2023
    Năm trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Hoa Lư, sáng ngày 28/4/2023, tức ngày 9 tháng 3 năm Quý Mão, Trung tâm Văn hoá, thể thao và Truyền thanh huyện Hoa Lư tổ chức Khai mạc Hội thi Tổ tôm điếm.

    Tổ tôm điếm là một thú chơi thanh nhã, loại hình giải trí khoa học mang tính thể thao trí tuệ, có tính văn hóa cao, nhất là đối với người cao tuổi. Trong những ngày Lễ hội truyền thống Hoa Lư cùng với cờ tướng, đấu vật, chọi gà, hát chèo, hát xẩm, hát văn...…tổ tôm điếm cũng là một điểm nhấn quan trọng, tạo nên nét đặc sắc tươi vui cho không gian của lễ hội Hoa Lư.

    Tham gia Hội thi Tổ tôm điếm năm nay có 12 đội chơi đến từ các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

    [​IMG]

    Tổ Trọng tài (Trung quân) thực hiện việc chia bài cho ván bài mới

    Trong hội thi Tổ tôm điếm, ngôn ngữ chủ yếu không phải lời nói bình thường mà sử dụng hệ thống thông tin bằng tín hiệu gõ trống, bằng mầu sắc các loại cờ hiệu và giọng ngâm thơ (lảy Kiều) của người giao bài. Những hồi trống rộn rã, mầu cờ rực rỡ các loại, âm thanh trầm bổng của người ngâm thơ… góp phần tạo không khí sôi động, vui tươi, rộn rã của các lễ hội. Có thể nói đó là linh hồn văn hóa- khoa học và trí tuệ của bộ môn thi tổ tôm điếm.

    [​IMG][​IMG]

    Hai ván ù trong Hội chơi sáng ngày 28 tháng 4 năm 2023

    Thi Tổ tôm điếm thể hiện sự văn minh, tính nghiêm túc việc thưởng phạt, không mang tính chất cờ bạc, sát phạt nhau. Mỗi người tham gia thi phát huy tài trí, bảo đảm bí mật (Nhất cao, Nhì kín), với nguyên tắc: Đủ bài, đủ lưng, trên cơ sở ăn 1 đánh 1 và nâng cao trí tuệ, sáng tạo khi xử lý các nước bài để nhanh chóng tròn bài (hoặc bài chờ) nhằm ù đúng thời cơ.

    Hội thi Tổ tôm điếm dược tổ chức trong 3 ngày của Lễ hội, từ 28/4 đến ngày 30/4/2023./.

    Tin, ảnh: Mạnh Hà – Trung tâm VHTT&TT huyện
     
  4. Thứ sáu, 07/02/2014 - 09:00
    Tổ Tôm điếm - Nét văn hóa đặc sắc ngày xuân
    Tổ tôm điếm là một thú chơi thanh nhã, loại hình giải trí khoa học mang tính thể thao trí tuệ, có tính văn hóa cao, nhất là đối với người cao tuổi. Trong những ngày đầu xuân, lễ hội truyền thống cùng với cờ tướng, chơi đu, đấu vật, hát Quan họ...…tổ tôm điếm cũng là một điểm nhấn quan trọng, tạo nên nét đặc sắc tươi vui cho không gian của lễ hội vùng Kinh Bắc.
    [​IMG]
    Thi đấu Tổ tôm điếm tại hội Lim (Tiên Du).

    Ảnh: Trần Thảo

    “Hội Lim ai thấy chẳng thèm/Tổ tôm, bài điếm, giò nem thiếu gì” câu ca dao xứ Bắc vẫn được các bậc cao niên vùng Lim (Tiên Du) nhắc lại để nhớ về thời hưng thịnh của Tổ tôm điếm trước cách mạng tháng Tám. Theo địa chí Hà Bắc, xuất bản 1982: Chơi Tổ tôm là thú chơi nặng tính giải trí và di dưỡng tinh thần đã có ở vùng Bắc Ninh và Kinh đô Thăng Long từ thế kỷ XVIII.
    Xưa kia, mỗi khi gia đình nào có việc lớn như: Đám cưới, lên nhà mới, nhà có người qua đời gia chủ thường trải chiếu, pha nước mời trầu, thuốc để “hầu” các cụ chơi Tổ tôm hay đánh chắn qua đêm. Gia chủ nào được các cụ ngồi chơi thâu đêm, suốt sáng ấy là niềm may mắn và vinh dự lớn. Ngày nay, loại hình Tổ tôm điếm được hình thành và phát triển dựa trên những luật lệ và cách chơi của Tổ tôm cổ điển nhưng được nâng tầm trở thành một loại hình nghệ thuật văn hóa.

    Cứ vào dịp lễ hội đầu năm, như: Hội Kinh Dương Vương (Thuận Thành), hội Lim (Tiên Du), Đền Đô (Từ Sơn)… những chòi Tổ tôm điếm được dựng lên công phu, cầu kỳ ở những địa điểm trang trọng trong khu vực lễ hội. Âm thanh của tiếng trống cùng giọng thơ trầm bổng cất lên cuốn hút, mời gọi và làm say đắm không biết bao nhiêu du khách gần xa.

    Trong cuộc thi Tổ tôm điếm, ngôn ngữ chủ yếu không phải lời nói bình thường mà sử dụng hệ thống thông tin bằng tín hiệu gõ trống, bằng mầu sắc các loại cờ hiệu và giọng ngâm thơ (lảy Kiều) của người giao bài. Những hồi trống rộn rã, mầu cờ rực rỡ các loại, âm thanh trầm bổng của người ngâm thơ… góp phần tạo không khí sôi động, vui tươi, rộn rã của các lễ hội. Có thể nói đó là linh hồn văn hóa- khoa học và trí tuệ của bộ môn thi tổ tôm điếm.

    Bộ bài Tổ tôm điếm có 120 quân bài, có 30 chủng loại khác nhau, mỗi loại có 4 quân giống nhau, mỗi quân bài có in hình ảnh người lao động và đồ vật cùng với chữ Nho ở hai đầu thể hiện chủng loại cùng số hiệu từ Nhất đến Cửu (từ 1-đến 9), được in trên giấy đẹp, bìa cứng, có kích thước lớn (thông thường từ 5 x 20 cm) và sử dụng 2 bộ bài luân phiên có 2 mầu khác nhau. Tổ tôm điếm được tổ chức thi công khai, khoa học, chặt chẽ trên một hiện trường có sân chơi rộng rãi từ 30- 50 m2. Chủ điếm và các thành viên chơi tọa lạc độc lập trong 5 ngôi điếm (ngôi chòi nhỏ) hoặc đơn giản nhất cũng là 5 chiếc bàn cao ráo có đủ ghế ngồi chỉnh tề.

    Thi Tổ tôm điếm thể hiện sự văn minh, tính nghiêm túc việc thưởng phạt, không mang tính chất cờ bạc, sát phạt nhau. Mỗi người tham gia thi phát huy tài trí, bảo đảm bí mật (Nhất cao, Nhì kín), với nguyên tắc: Đủ bài, đủ lưng, trên cơ sở ăn 1 đánh 1 và nâng cao trí tuệ, sáng tạo khi xử lý các nước bài để nhanh chóng tròn bài (hoặc bài chờ) nhằm ù đúng thời cơ.

    Ngoài việc lựa lấy người “hợp cạ” cùng mình ngồi điếm, người ta còn phải thính tai nhanh trí phán đoán quân. Ví như chỉ cần nghe câu lảy Kiều “Vào chùa lễ phật…” là đã phán đoán ngay quân bài “thất sách”, hoặc nghe câu “Tiện đây mận mới hỏi đào…” đã hiểu cây “nhị sách” đang ra. Chậm một nước là điếm bên đã nhanh tay “phỗng” mất “ù”, chỉ còn biết ngậm ngùi nuối tiếc. Sự tài trí hoặc khiếm khuyết và may mắn của mỗi người thi được thể hiện bằng số điểm thưởng hoặc phạt của mỗi ván bài và cả hội chơi.

    Trước đây do chiến tranh và điều kiện kinh tế, Tổ tôm điếm dần bị mai một, mãi đến năm 1993, Tổ tôm điếm của tỉnh mới được tổ chức lại tại đình Đình Cả (Nội Duệ, Tiên Du). Từ đó phong trào chơi Tổ tôm điếm trên địa bàn tỉnh được khôi phục và phát triển. Không những tiếp tục được tổ chức tại hội Lim mà còn mở rộng đến nhiều hội làng trong vùng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 48 Câu lạc bộ Tổ tôm điếm đang trực tiếp sinh hoạt tại Ban Liên lạc các CLB Tổ tôm điếm tỉnh (trong đó có 5 CLB đến từ Việt Yên-Bắc Giang, 1 Đông Anh-Hà Nội).

    Tháng 4- 2009, cùng với dân ca Quan họ, Tổ tôm điếm vinh dự được tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam lần thứ I ở Đồng Mô (Hà Nội). Tháng 10-2010, thi giao lưu chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội tại công viên Bách Thảo (Ba Đình-Hà Nội) và đền Đô (Đình Bảng-Từ Sơn).

    Theo kế hoạch tổ chức Festival 2014, cùng với các hoạt động khác như: Thả diều và biểu diễn rối nước, Thể dục dưỡng sinh, các trò chơi dân gian… Tổ tôm điếm sẽ thi đấu giao lưu trong ngày 16-3, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh), góp phần khẳng định nét văn hóa độc đáo của Bắc Ninh-Kinh Bắc.

    Đức Quý
     
  5. Tổ tôm điếm, nét văn hóa đặc sắc trong các lễ hội xưa

    POSTED ON NOVEMBER 6, 2020 BY NGUYÊN
    [​IMG]

    Nhắc đến lễ hội, trò chơi tổ tôm điếm thì thường sẽ có câu châm ngôn “làm trai phải biết đánh tổ tôm, uống chè Mạn Hảo và xem nôm Thúy Kiều” Đây là câu nói một khá phổ biến tạo được nét đặc sắc, vui tươi trong các ngày lễ nhất là tết ở miền Bắc.

    Hơn nữa tổ tôm điếm từng là trò chơi khá thú vị của biết bao nhiêu con người nơi đây. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về nét đặc sắc, trò chơi dân dân gian này thì hãy tìm hiểu tiếp sau đây nhé.

    Mục lục

    Lễ hội tổ tôm là gì?
    Lễ hội tổ tôm là gì?
    Có thể nói rằng tổ tôm điếm chính là một bộ môn thể thao giúp cho con người phát triển về mặt trí tuệ phổ biến ở vùng Kinh Bắc nhất là trong các dịp lễ hội lớn như Kinh Dương Vương – Thuận Thành, Hội Lim – Tiên Du và Đền Đô – Từ Sơn.

    Vào năm 1993 thì tổ tôm điếm được dựng lên khá công phu tại Đình Cả, Nội Duệ – Tiên Du, cho đến thời điếm hiện tại thì tổ tôm điếm đã được phát triển khá mạnh mẽ tại các địa phương ở trong và ngoài tỉnh và đây chính là sân chơi khá bổ ích, giúp cho việc rèn luyện trí tuệ, sự nhẫn nại, sức khỏe bền bỉ và dẻo dai và hơn nữa còn giúp giữ gìn nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, tiên tại buổi lễ khai mạc thì ban đại diện hội nghị người cao tuổi cũng đã tặng giấy khen và đồng thời động viên các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác và rèn luyện sức khỏe nhằm hưởng ứng phong trào tuổi trẻ tài cao vào năm 2019.

    Sau buổi lễ khai mạc thì ban tổ chức sẽ tiến hành tổ chức cho các câu lạc bộ thi đấu trên 4 sân chơi, và cuộc thi này sẽ diễn ra trong khoảng 2 ngày được chia thành 3 vòng đấu loại khác nhau có bán kết và chung kết.

    Tuy nhiên, mỗi một trận đấu sẽ diễn ra trong vòng 90 -> 120 phút với 13 ->15 ván. Khi kết thúc thì ban tổ chức sẽ trao giải cho các đội đạt được thành tích cao.

    Vậy nên có thể nói rằng tổ tôm chính là một thú chơi khá tao nhã và là loại hình giải trí tốt cho sức khỏe, tinh thần mà bạn không nên bỏ qua.

    Nét văn hóa đặc sắc của lễ hội tổ tôm
    Cuộc thi tổ tôm điếm chính là nét văn hóa dân gian đã qua nhiều đời và được nhiều thi nhân như Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Trần Tế Xương có thơ tự trào.

    Tuy nhiên, khi ngồi chơi tổ tôm điếm thì người chơi thường thể hiện được tư chất của mình, thể hiện giao tiếp, tế nhị và sự bình đẳng giữa người với người.

    Trước kia, mối khi gia đình nào có việc lớn như đám cưới, mừng nhà mới hay đám ma thì gia chủ thường trải chiếu rồi pha nước mời trầu thuốc để hầu các cụ chơi tổ tô qua đêm.

    Theo quan niệm thì gia chủ nào được các cụ chơi thâu đêm là may mắn và là vinh dự lớn lắm.Và trò chơi này dần dần được xem là một loại nghệ thuật văn hóa.

    Trong thời kỳ chiến tranh lạnh cũng như điều kiện kinh tế thì tổ tôm dần bị phai một đi cho mãi đến năm 1993 thì tổ tôm mới thịnh hành trở lại. Kể từ đó, nhiều người bắt đầu chơi tổ tôm hơn, không chỉ tổ chức tại các lễ hội mà còn mở rộng ra các hội làng lớn để cho mọi người đều có thể tham gia.

    So với dân ca quan họ thì tổ tôm cũng là một trong bộ môn được trình diễn vào ngày hội văn hóa dân tộc Việt Nam lần thứ nhất ở Đồng Mô vào 19/04/2009 và được chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho phép biểu diễn tại công viên bách thảo nhân dịp chào mừng lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long _ Hà Nội tháng 10/ 2010.

    Cách chơi tổ tôm
    Với bộ môn tổ tôm điếm thì tổng thể có hơn 120 quân bài cùng với 30 chủng loại khác nhau, tuy nhiên ở mỗi loại sẽ có 4 quân giống nhau. Nhưng mỗi quân bài sẽ có in hình ảnh đồ vật, cành hoa dựa vào lối tranh mộc bản.

    Hơn nữa, ở mỗi đầu của quân bài sẽ có hình hoa cách điệu với 2 chữ “ nho”, với chữ chất bài gồm “ vạn – văn- sách” cùng với chữ được xếp theo thứ tự từ `->9 đó là cửu.

    Với 3 chất còn có 3 quân “ yêu” đó là ông cụ, lang thang với chi chi, các quân này được xem như là những quân hàng nhất lấy tên gọi yêu để tiện khi đọc.

    Các quân bài đều được in trên giấy đẹp, bìa cứng có kích thước khá lớn khoảng 5 x 20cm và có 2 bộ bài luân phiên kèm theo 2 màu khác nhau. Và hơn nữa tổ tôm điếm thường được tổ chức công khai, khoa học và chặt chẽ trên một khu vực hay sân chơi nào đó có diện tích tầm 30 đến 50m2.

    Một số điều lưu ý khi chơi tổ tôm điếm
    Trong bất kỳ một trò chơi nào đó cũng phải có nguyên tắc riêng và tổ tôm điếm cũng không ngoại lệ. Sau đây là một số lưu ý khi chơi tổ tôm điếm mà bạn nên lưu ý:

    • Về chủ điếm với các thành viên chơi tọa lạc độc lập trong khoảng 5 ngôi điếm hay theo kiểu đơn giản nhất cũng là 5 chiếc bàn cao ráo có ghế ngồi chỉnh tề và ngay ngắn.
    • Đặc biệt, với trò chơi thi tổ tôm thì mọi người đều thể hiện sự văn minh và nghiêm túc của mình trong việc thưởng và phạt. Đương nhiên sẽ không mang tính chất cờ bạc, sát phạt nhau mà chỉ là sân chơi cho mọi người giải trí, phát huy tài năng của mình mà thôi.
    • Trò chơi này dựa trên nguyên tắc đủ bài, đủ lưng, cơ sở ăn 1 đánh 1, sáng tạo xử lý các nước bài nhanh chóng và ù đúng thời cơ.
    Kết luận
    Vậy là chúng tôi cũng đã mang đến cho bạn các thông tin về trò chơi, lễ hội tổ tôm điếm và là nét văn hóa đặc sắc trong các lễ hội xưa. Mong rằng mọi người có thể phát huy và duy trì trò chơi này đừng để bị phai một đi.

    Mong rằng với thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về tổ tôm điếm.
     
    mod02 thích điều này.
  6. CHUYỆN THÚ VỊ VỀ HUYỀN SỬ TỔ TÔM

    Địa cầu hiện nay, có hai thứ bài phổ cập và nổi tiếng: Poker(xì tố) và Mạt Chược(chủ yếu chỉ có người Hoa và người Đông Á chơi). Bài lá Tổ Tôm nay chỉ có người Việt chơi là môn bài thứ ba có độ phức tạp, tinh vi(nhiều nước bài, khó học) hơn cả hai loại trên. Mình sưu tầm chút tư liệu về thời gian ba món bài đó phổ cập nhé.

    1-Trò chơi Tổ Tôm: Từ tác phẩm văn học viết về Tổ Tôm, bằng chữ nôm của thi hào Nguyễn Công Trứ(Nguyễn Công Trứ tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn. Ông sinh ngày mồng 1, tháng 11, năm Mậu Tuất (tức ngày 19 tháng 12 năm 1778) tại huyện lỵQuỳnh Côi, phủ Thái Bình. Thân phụ là Nguyễn Công Tấn tước Đức Ngạn Hầu, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tri phủ Tiên Hưng – Thái Bình, thân mẫu là Nguyễn Thị Phan, con gái quan Quản nội thị tước Cảnh Nhạc Bá dưới triều vua Lê – chúa Trịnh. Ông mất ngày 14/11 năm Mậu Ngọ (tức ngày 7/12/1858), thọ 80 tuổi tại quê nhà làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân.-Wikipedia) xác định môn thể thao trí tuệ này người Kinh phải chơi tại đồng bằng Bắc Bộ muộn nhất từ đầu thế kỷ 18.

    -Tiêu biểu thi hào đã lưu lại bài “THÚ TỔ TÔM” và “KHẤT NỢ TỔ TÔM”. Ngoài ra còn nhiều tác phẩm của tác gia khác còn lưu giữ tại kho tàng văn học Việt Nam.


    2-Trò chơi Mạt Chược: Wikipedia

    Có giả thuyết cho rằng, mạt chược do một nhà quý tộc ở Thượng Hải sáng tác khoảng những năm 1850, có người nói rằng khoảng từ 1870-1875, và khởi đầu nó là những con bài làm bằng giấy. Không hiểu từ khi nào nó trở thành những con bài bằng chất liệu cứng như hiện nay

    Mạt chược là một trò chơi có nguồn gốc từ Trung Hoa vào cuối thời nhà Thanh được lan rộng ra khắp thế giới từ đầu thế kỷ 20. Ở Trung Quốc có thể có đến 4 hay 6 người chơi cùng lúc (có biến thể 3 người chơi ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á). Trò chơi và các biến thể được chơi rộng rãi khắp Đông và Đông Nam Á và cũng trở nên phổ biến ở các nước phương Tây

    3-Trò chơi Poker(Xì Tố): Wikipedia.

    Xì tố bắt đầu được phát triển từ đầu thế kỷ 19 tại Hoa Kỳ. Ngay từ những ngày đầu tiên, đây là trò chơi bài rất phổ biến và nhanh chóng lan ra toàn thế giới. Năm 1937 trong tập sách "Complete Hoyle", R.F.Foster đã viết rằng: "Xì tố, lần đầu tiên được chơi tại Mỹ, 5 lá bài được lấy ra từ một bộ 20 lá, là một phiên bản trực tiếp của trò chơi có tên As-Nas từ Ba Tư." Cho đến thập niên 1990, một số nhà sử học trong đó có David Parlett đã thách thức tính đúng đắn của quan điểm này và hiện vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi. Thập niên 1970 là giai đoạn vàng của Xì tố tại Hoa Kỳ khi nó trở nên phổ biến và có sức ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, cũng như văn hóa đại chúng. Các giải đấu hiện đại bắt đầu trở nên phổ biến tại các sòng bạc ở Hoa Kỳ sau khi giải đấu World Series of Poker tổ chức thành công vào những năm 1970.[1]

    Xì tố tiếp tục được phổ biến rộng rãi hơn nữa khi bắt đầu xuất hiện trên truyền hình vào đầu những năm 2000. Nó có một đợt sóng bùng nổ lớn gây ảnh hưởng toàn cầu trong giai đoạn 2003-2006.

    4-Kết luận: dù còn nhiều thứ chưa đáng khoe, nhưng xét về trò chơi bài dân gian so với nhân loại, người Việt có MỘT CÁI NHẤT không thể phủ nhận: Tổ Tôm. Về độ phức tạp, tinh vi gấp hàng trăm lần Poker và Mạt Chược. Về thời gian phổ cập hơn hai món kia khoảng 100 năm thôi.

    Vậy cũng đáng để chúng ta gìn giữ lưu truyền một “di sản văn hóa tinh thần quí giá” cho mai sau.



    Ngoài các tác phẩm đã đăng ở diễn đàn này, hôm nay mình đóng góp thêm chút:


    VỊNH TỔ TÔM

    Thiên khai từ thuở có người xum,
    Khen kẻ gây ra trận tổ tôm.
    Hàng dọc hàng ngang bày mỗi thếp,
    Quân ăn quân đánh sắp từng chòm.
    Lên cờ dặc vũ tuỳ cơ phát,
    Rút nọc buông lèo liệu thế nom.
    Kẻ đánh lấy nên người mở trại,
    Trăm hai mối cũ lại thu gom.


    Bản ở trên theo Tác phẩm Xuyến Ngọc Hầu.

    Bản trên Nam Phong tạp chí (số 127):


    Vịnh tổ tôm

    Thiên khai từ thuở có người xum,
    Khen kẻ gây ra trận tổ tôm.
    Hàng dọc hàng ngang bày ‡mọt tóp,
    Quân ăn quân đánh sắp từng chòm.
    Lên cờ ‡dậy vũ tuỳ cơ phát,
    Rút nọc buông ‡phần liệu thế nom.
    Kẻ đánh lấy nên người mở trại,
    Trăm hai mối cũ lại thu ‡gồm.

    [Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]





    Tổ tôm phú
    Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Trần Văn Nghĩa

    ☆☆☆☆☆Chưa có đánh giá nào

    Thể thơ: Phú
    Thời kỳ: Nguyễn
    Từ khoá: tổ tôm (7)

    Một số bài cùng từ khoá
    - Khất nợ thua tổ tôm (Nguyễn Công Trứ)
    - Đánh tổ tôm (Nguyễn Công Trứ)
    - Thú tổ tôm (Nguyễn Công Trứ)
    - Xuân sơ tụ tam trường hý vịnh (Trần Đình Túc)
    - Đánh tổ tôm (Trần Tế Xương)

    Một số bài cùng tác giả
    - Thế tục phú

    Đăng bởi tôn tiền tử vào 01/10/2023 22:01

    [​IMG]

    Bảy mảng trên tay;
    Ba hàng trước mặt.

    Khi thừa nhàn, giở cuộc tụ tam;
    Chừng đồng lạc, vào nhòng đệ nhất.

    Hội gặp thiên khai thái vận, gần xa đâu là chẳng mừng ran;
    Cuộc chơi thượng thắng trí cao, nhớn nhỏ biết điều cùng vui thật.

    Thủa ấy:
    Giản việc thông mang;
    Có chiều an dật.

    Truyện bất can, nghe cũng nhàm tai;
    Buổi vô sự, ngủ đà chán mắt.

    Khách đài các một mùi một trải: Chè sen, rượu thuốc, tiệc hứng vui vầy;
    Nhà phong lưu mọi vẻ mọi hay: Dựa gấm, chiếu hoa, thế ngồi tiêm tất.

    Vậy mới:
    Thử biết thấp cao;
    Xét xem khoan nhặt.

    Tiền mặt, đem xuất thổ chất đầy;
    Bài da, nên trang kim tốt ngật!

    Hình thế trăm hai mươi lẻ: ăn xuyên, ghé bí, một quân hơn, kém phải suy lường;
    Tinh thần năm bảy hội liền, chực rộng, ù thông, mấy nước dọc, ngang càng chiu chắt.

    Trong khi chơi cũng có kinh quyền;
    Cao thế đánh mới hay trí thuật.

    Đen thời:
    Đặt bỏ ngồi hêu;
    Cầm bài ngủ gật.

    Trôi chửa xong, đầu cánh lại tuôn thêm;
    Ăn mà tốt, tay trên liền phỗng mất.

    Gà vịt chịu không dám đánh, đảo trăm cấp, thấy đôi ông lão, ôi liền tam bản cắn theo đuôi;
    Tôm lèo chực những không ù, mở ba vòng, điều một con yêu, nhác đã thập thành còn thiếu cật.

    Người sốt gan thấy cũng buồn cười;
    Kẻ xấu nết nghĩ càng đổ ghét.

    Đỏ thời:
    Phỗng ngỡ mưa tuôn;
    Ù như chớp giật.

    Gặp ăn tốt, lại xui vào;
    Vừa chực sẵn, liền mở bật!

    Bán chi nẩy, rồi liền toàn bạch, vén cánh bắt giải lợn béo, rằng cao, khoe một tấc đến trời;
    Tam khôi thông, vừa đủ thập hồng, vểnh râu thách lấy gà mòn, được thế, nói mấy lời dậy đất.

    Vang lừng kẻ đỏ nói chua cham;
    Phẳng lặng làng đen ngồi đắng ngắt.

    Kìa xem:
    Bao kẻ chơi chằng;
    Quen nghề kiếm vặt.

    Gọi tên là bạc, toan những càn khôn;
    Bưng mắt lấy tiền, biết đâu giáp ất.

    Nhạt nước ốc trò chơi vô vị: Tam cúc, đố mười, đấu linh, bảy kiệu, thấy đâu là vẻ thanh cao;
    Ngang càng cua lối ở bất tình: Sa quay, chẵn lẻ, rồi mỏ, ba que, hết thẩy những tuồng thô suất.

    Đem mấy nghề lươn lẹo so xem;
    Sao bằng thú tôm già ăn đứt.

    Tuy vậy:
    Vui chớ loang toàng;
    Chơi đừng ngoa ngoắt.

    Chán thời thôi, há đến say mê;
    Thua phải trả, nào từng chi chắt.

    Thấp mà đỏ dẫu được chừng bát vạn, e tình xử nghĩa chẳng bền dai;
    Cao mà đen thời ra dạng cửu văn, nữa cuộc giao tài thêm bứt rứt.

    Chi bằng phải khoảng vui chơi;
    Chớ để đến điều rầy rật.

    Làng ta nay:
    Tính sẵn tri năng;
    Học gồm văn chất.

    Nghiệp nho gia sách vở thuộc lầu;
    Nghề tài tử văn chương trong vắt.

    Độ phỏng sáu đồng dưỡng thọ, thủ đàm nguyên những kẻ thực thà;
    Chừng chơi vài trống đào tình, diện hậu sẵn mấy thằng nhỏ nhoắt.

    Gọi là mượn thú mua vui;
    Há lấy tụ tam làm ý tất.


    TỤ TAM VỊNH

    Xuân sơ tụ tam trường hý vịnh
    Điếm biệt đông tây trung bắc nam,
    Đăng đàn thượng tướng nhập ta kham.
    Sổ tùng ngô kiệt văn nhi vạn,
    Lệ khả tung hoành danh tụ tam.
    Thường hữu doanh thâu thường hữu hối,
    Hợp vô ý tất hợp vô đam.
    Cục trung thủ đoạn tranh cao trứ,
    Hoàn hữu bàng nhân chỉ điểm tham.


    Dịch nghĩa
    Điếm dựng riêng ở giữa và đông tây nam bắc
    Lên đàn bậc thượng tướng đều phải chịu đựng chút ít
    Vài người theo ta, hết cả hàng văn và hàng vạn,
    Lệ được tung hoành, đặt tên là tổ tôm
    Thường có việc được thua, thường có ân hận
    Gộp cả sự vô ý, và gộp cả sự chú ý đăm đăm.
    Trong ván bài, có thủ đoạn tranh giành cao,
    Lại có người bên ngoài chỉ điểm giúp.


    Bốn hướng đông tây với bắc nam
    Đều cho tướng tá muốn đăng đàn
    Khai màn giải trí vui hằng vạn
    Vào cuộc tung hoành thú tụ tam
    Thua thắng lẽ thường trao thẳng thắn
    Được ăn luật lệ nhận công bằng
    Ván bài trong cuộc tranh cao thấp
    Chỉ điểm bên ngoài góp luận khan
     
    dangbotot thích điều này.
  7. dontuanphuong

    dontuanphuong Dân đen

    Em đang tìm hiểu các làng có hội Tổ Tôm Điếm ở Việt Nam.
    Các bác biết cho xin thông tin với ạ (địa điểm và nếu được thì ngày mở hội trong năm).

    Cảm ơn các bác.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  8. Làng mình: TDP Phượng Bãi, Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội. Ngày hội đình An Phượng: 10,11,12 tháng Giêng AL.
     
  9. dontuanphuong

    dontuanphuong Dân đen

    Cảm ơn bác ạ. Ngoài ngày hội ra thì có chơi lúc nào nữa không ạ?
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  10. Ngày xưa, đôi khi dịp lễ trọng hiếu hỉ, các nhà khá giả có tổ chức Tổ Tôm Điếm tại nhà. Ngày nay ít hơn, chắc sẽ được phục hồi dần.
     
  11. Tổ tôm điếm trò chơi dân gian đặc sắc ở tỉnh Bắc Giang
    Ngày đăng:30-06-2010


    Có lẽ chưa có tài liệu nào nghiên cứu cặn kẽ nguồn gốc tổ tôm điếm phát triển của nó ở nước ta như thế nào, chỉ biết rằng tổ tôm đã trở thành trò chơi dân gian làm đắm say biết bao thế hệ người Việt Nam, một trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các dịp hội, hè, đình, đám. Đây là trò chơi trí tuệ, đam mê, cuốn hút các bậc hiền nhân quân tử, làm thước đo giá trị tinh thần của những người mê tổ tôm.

    “Làm trai phải biết tổ tôm

    Uống chè mạn hảo xem Nôm Thuý Kiều”

    Khi sống, trong những ngày vui người ta thường lấy tổ tôm làm trò tiêu khiển, khi chết có cỗ tổ tôm mang theo đã thành tục.

    Trong quá trình tồn tại và phát triển, trò chơi tổ tôm được nâng thành nghệ thuật “Tổ tôm điếm” là trò chơi tâm điểm trong các hội làng của người Việt, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đô thị tới thôn quê. Do biến cố của lịch sử, với nhiều lý do khác nhau, trò chơi “tổ tôm điếm” dần dần mai một. Có thể nói, đây là trò chơi dân gian độc đáo cần được bảo tồn và phát huy .

    Theo từ điển tiếng Việt: “Tổ tôm” là trò chơi bằng bài lá, có 120 quân, 5 người đánh.

    Điếm: Là chỗ canh gác.

    Xuất phát từ tiên đề trên, ta có thể hiểu nôm na rằng: “Tổ tôm điếm” là trò chơi dân gian mang tính trí tuệ cao, được chơi bằng bộ bài lá gồm 120 quân với 5 người chơi chính, trên 5 điếm khác nhau, trong một sân chơi trước sân đình hay sân chùa của thôn làng, nơi đăng cai trong những ngày diễn ra lễ hội truyền thống.

    Cách thức chơi và luật chơi tổ tôm điếm giống như chơi tổ tôm bình thường nhưng tổ tôm điếm khác ở chỗ đánh bài và bốc bài lọc qua 2 trọng tài giao bài và trọng tài chia bài thực hiện, người chơi ở các điếm chơi điều khiển bằng tiếng trống. Khi điếm có cái đánh cây bài đầu tiên thì trọng tài giao bài đọc thơ quân bài đánh, điếm theo vần cánh căn cứ vào bài của mình có quyền ăn hoặc không ăn cây bài đó, ăn thì đánh trống (tùng), không ăn thì gõ vào tang trống (cắc). Nếu ăn phải có cả phu bí dọc hoặc phu bí để trọng tài và làng biết. Không ăn thì xin bốc bài lọc, nếu không ăn chuyển cho điếm dưới cánh và cứ tuần tự như vậy cho đến khi có điếm ù và bài lọc đã bốc đủ mỗi cửa 3 cây (còn lại 5 cây) mà không ai ù thì ván bài đó hoà và điếm bốc cây cuối cùng đó là người được cái ở ván bài tiếp theo. (Lưu ý khi cây bài lên mà có người phỗng, thì người phỗng được quyền đánh tiếp).

    Đặc điểm cơ bản của tổ tôm điếm là: khi đánh bài thông qua 2 người giao bài đọc một câu lục bát như ngâm Kiều, mỗi cây bài của các hàng Văn, Vạn, Sách ứng với một câu thơ lục bát khắc hoạ hình ảnh của cây bài. Căn cứ vào câu thơ người chơi của các điếm dùng trống theo luật để ăn, không ăn, phỗng, thiên khai ăn khàn trình phu hay ù.

    Bài giao tổ tôm điếm có thể nói rất hay, nghe một câu thơ có thể hình dung ngay là cây gì. Tổng thể bài giao tổ tôm điếm cho cả bộ bài là một hình ảnh xã hội thu nhỏ, với tuổi tác, tính cách, số phận khác nhau của các giai tầng xã hội, chân thực và sâu sắc, tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn, cuốn hút của tổ tôm điếm.

    Tổ tôm điếm là trò chơi dân gian mang tính trí tuệ cao. Các nước đánh nước chơi trong cuộc điều binh kiển tướng thiên biến vạn hoá, như trận đồ bát quái, không ván nào giống ván nào, không nhàm chán, cứ cuốn hút người chơi trong sự say mê của cảm giác vui mừng, nuối tiếc và hy vọng, bởi cuộc chơi có canh đỏ đen vận cho mỗi người chơi. Hơn thế nữa, cuộc chơi sự thắng thua chỉ là giải phân cách nhỏ nhoi ai cũng vui mừng hy vọng, không có kẻ khóc người cười.

    Đầu năm chơi hội mà ù được một ván “đại cước sắc” là niềm vui, hạnh phúc, sự may mắn cả năm cho người chơi. Đúng như lời một nhà văn diễn tả “Có những người cả đời không biết thể nào là ù Chi Nảy”.

    Chơi tổ tôm và tổ tôm điếm nói riêng là một sân chơi bổ ích, lý thú rèn luyện cho người chơi trí thông minh, óc sáng tạo, đức tin, sức khoẻ bền bỉ dẻo dai, tính kiên trì nhẫn nại và trên hết là sân chơi bình đẳng gắn kết giữa con người xích lại gần nhau, gắn bó thân thiết trên tình bằng hữu. Khi chết nhớ mang theo một cỗ tổ tômphải là bộ đã cũ, càng cũ càng tốt, bởi người ta quan niệm những quan binh cũ đã dạn dày trận mạc mới đủ sức chống chọi với ma thiêng, quỉ dữ bảo vệ linh hồn người chết nhưng bỏ bốn Ông Cụ vì bốn Ông Cụ đã già chẳng ai nỡ đem chôn. Thật tuyệt vời tổ tôm còn đầy ắp tính nhân văn.

    Với ý nghĩa trên, tổ tôm điếm cần được lưu giữ bảo tồn và phát huy trong lễ hội truyền thốngcủa các xã thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ.

    Việc đầu tư cho trò chơi không tốn kém như một số trò chơi khác, chỉ cần một bộ bài và khoảng không gian hẹp là có thể chơi được. Đẻ tổ tôm tồn tại và phát triển Đảng, chính quyền đoàn thể nhân dân phối hợp với người cao tuổi địa phương lãnh đạo định hướng trò chơi trên cơ sở xã hội hoá đóng góp tham gia của người dân, xây dựng qui chế hoạt động của các thiết chế văn hoá cơ sở trong đó có việc thành lập câu lạc bộ tổ tôm của các thôn làng để qui tụ những nghệ nhân giỏi truyền nghề và dậy nghề cho lớp trẻ tạo ra sân chơi vào những lúc nông nhàn, tổ chức các giải thi đấu và học hỏi giao lưu. Có như vậy tổ tôm điếm sẽ mãi mãi tồn tại cùng với lễ hội truyền thống.

    Nguyễn Tuấn Nghiệp
     
    mod02Mod06 thích điều này.
  12. dontuanphuong

    dontuanphuong Dân đen

    Đây là danh sách các hội làng có TỔ TÔM ĐIẾM.
    Nhờ các cụ xem giúp và góp ý chỉnh sửa, bổ sung cho đầy đủ ạ.
    Cảm ơn các cụ.
     

    Các tệp đính kèm:

    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  13. VĂN HÓA - GIẢI TRÍ
    Tôm điếm - trò chơi dân gian đặc sắc ngày xuân
    Thanh Hoài20/02/2010 21:01
    Theo dõi Báo Hà Tĩnh trên[​IMG]
    “Làm trai biết đánh tổ tôm
    Uống trà mạn hảo, xem Nôm Thúy Kiều”

    Tổ tôm là một loại bài lá có từ lâu đời và được giới trung lưu, thượng lưu thời phong kiến rất ưa chuộng và đề cao. Những năm gần đây, trò chơi này đã được người dân các huyện Đức Thọ, Nghi Xuân và Thạch Hà và TP Hà Tĩnh phục hồi với những ý nghĩa văn hóa mới, tích cực. Tôm điếm không chỉ thích hợp với các cụ cao tuổi và các bậc trung niên mà còn thu hút nhiều bạn trẻ tham gia trong những ngày đầu xuân.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Tôm điếm được phát triển ở một bậc cao hơn, phức tạp hơn tổ tôm bởi người chơi phải tinh tai (để nghe tiếng trống lệnh), tinh mắt (để nhìn thấy cờ lệnh), nhanh tay (để đánh trống lệnh).

    Trên một sân chơi rộng khoảng 100 m2, ban tổ chức dựng 5 cái chòi (điếm) quay mặt vào trong theo hình ngũ giác và được đánh thứ tự từ 1 đến 5. Một số nơi do không có điều kiện sân bãi thì người ta đóng chòi tượng trưng bằng hộp gỗ, kích thước mỗi chiều 30 x 30 x 40 cm. Quân bài có 120 con được làm bằng gỗ hoặc mika được chia đều cho 5 chòi chơi. Người cầm trịch được trang bị 1 trống cái để điều hành. Mỗi chòi có 1 chủ chòi (là người chơi chính) được trang bị 1 cái trống con và 6 lá cờ làm phương tiện truyền thông tin giữa người chơi với nhau và với người cầm trịch. Ví dụ: khi hỏi bài người chơi đánh 1 cắc 1 tùng; khi ăn bài đánh 1 tùng; không ăn đánh 1 cắc; khi phổng đánh 2 tùng; thiên bất thực đánh 3 tùng; bất thực thiên khai, bất thực khàn đánh 3 cắc... Đồng thời với tiếng trống thì người chơi cũng phải cắm cờ hiệu theo màu sắc qui ước để cho ban tổ chức và đối thủ nhìn thấy. Tiếng trống của người chơi hay người cầm trịch rất quan trọng, nếu đánh hay gõ trống sai thì sẽ bị phạt.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Tôm điếm không chỉ thích hợp với các cụ cao tuổi

    [​IMG]
    và các bậc trung niên...

    [​IMG]
    mà còn thu hút nhiều bạn trẻ tham gia trong những ngày đầu xuân

    Cái hay của trò tôm điếm là có sự hiện diện của người xướng quân (trước đây gọi là anh hề). Có thể nói đây là linh hồn của trò chơi. Bởi, muốn làm được người xướng quân thì trước tiên phải hiểu luật, thông thạo cuộc chơi, biết nhiều, thuộc nhiều câu ca dao, tục ngữ, giỏi thơ phú, hò vè. Trong trò chơi này, khi một chủ chòi đưa ra con bài cho đối phương, tức thì người xướng quân phải xuất khẩu một câu ca thích hợp với hoàn cảnh lúc đó với mục đích làm sao vừa vui vẻ, hài hước lại vừa mang tính chất thông báo cho người xem biết được cuộc thi đang ở hồi nào.


    [​IMG]
    Người xướng quân (trước đây gọi là anh hề). Có thể nói đây là linh hồn của trò chơi.

    Ví dụ, khi bắt được con Cửu vạn (có in hình người khuân vác) người xướng quân đọc:

    Công anh vác gạch xây tường

    Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân

    Khi bắt được con Bát vạn (có hình con cá), đọc:

    Đầu hôm mua cá trích tươi

    Rạng ngày mới biết lầm ơi là lầm


    Những người có học, hay chữ còn thả thơ, lẩy Kiều... khi đánh một quân bài. Ví dụ, khi đánh quân Ngũ sách (có vẽ chiếc thuyền buồm) thì đọc:

    Thuyền buồm vừa ghé tới nơi

    Thì đà trâm gẫy, bình rơi mất rồi

    Hay khi đánh quân Nhị vạn (có vẽ cành đào) thì đọc:

    Dấn thân đến bước lạc loài

    Nhị đào thà bẻ cho người tình chung


    [​IMG]
    Sau khi kết thúc ván bài (ù) thì sẽ có hội đồng kiểm tra.

    Ông Nguyễn Văn Cầm, 77 tuổi, Trưởng ban tổ chức hội tôm điếm tổ 7 phường Bắc Hà cho biết: “Tổ tôm điếm của chúng tôi mới được khôi phục vài ba năm nay. Các cụ tham gia tổ tôm điếm chơi với tinh thần rất thoải mái, vui vẻ, cái cốt yếu là để duy trì, bảo tồn những nét văn hóa. Đây là một nét văn hoá đẹp, vui chơi, giải trí có tính điểm, có giải thưởng nho nhỏ làm quà chứ không đặt ra ăn thua tiền bạc”.
     
  14. "Chơi Xuân" Đã Dễ Mấy Người...
    .

    Ngày xưa Xuân thắm quê tôi...
    Mỗi năm hoa đào nở...

    Khách tha hương chạnh nhớ Tết quê nhà. Nhớ tha thiết muôn vàn hình ảnh, hương vị. Nhớ những mẩu chuyện kỷ niệm của cha mẹ, ông bà kể làm quà cho con cháu.
    "Ngày xưa Tết đến, làng ta tổ chức hội hè vui chơi. Muôn màu muôn vẻ...".
    Một vài nét điển hình của hội hè cổ truyền ngày Tết đã được các nghệ sĩ dân gian trình bày cô đọng trong một tấm tranh với bài thơ nôm quen thuộc.

    Đây là "một bức tranh dân gian làng Hồ, nhan đề Du Xuân Đồ (bức vẽ chơi Xuân) được "chú thích" bằng bốn câu thơ Nôm:

    Thời bình mở hội Xuân
    Nô nức quyết xa gần
    Nhạc dâng ca trong điện
    Trò thưởng vật ngoài sân"
    (1).

    "Từ cảnh vui Xuân ngày Tết của tầng lớp vua quan, quý tộc, xa hoa ăn uống rượu chè, đàn hát phục dịch trong cung điện, đến những trò vui chơi của nhân dân: đánh vật, bắt chạch, đánh bài lấy giải ở ngoài sân đều được phản ánh trong tranh "Du Xuân đồ", kèm theo bốn câu thơ nôm phụ họa ở góc tranh:

    Thời bình mở hội Xuân
    ...
    Trò thưởng vật ngoài sân"
    (2).

    "Tranh Du Xuân Đồ vẽ những cảnh vui chơi hội hè gồm có hát ả đào, đánh vật, đánh bài phu. Có bốn câu thơ đề vịnh (...)" (3).

    Tấm tranh Du Xuân đồ và bài thơ nôm nổi tiếng này được in trong sách Imagerie populaire vietnamiennecủa Maurice Durand (4).
    Thoạt nhìn tấm tranh, mới đọc bài thơ, khách thưởng lãm thích thú, sảng khoái...

    [​IMG]

    "Bài thơ được minh họa bằng cảnh nhạc công và ca sĩ đang biểu diễn trước mặt hai ông quan ngồi (uống rượu) ở bàn. Hai ông chủ trì một cuộc thi hát, chấm điểm và trao tặng giải thưởng. Giữa tấm tranh vẽ hai đô vật đang thi đấu. Phía trên bên trái, vẽ hai người đàn ông, có lẽ là hai người dự thi đấu vật, đang thò tay vào một chiếc bị. Bên trên hai người là hàng chữ "Hai ta quyết lấy giải làng".

    Không biết có phải là chiếc bị dùng để bốc thăm tên đô vật hay là hai người này đang chơi trò chơi gì khác? Khó mà biết chắc được. Căn cứ vào mấy câu thơ nôm của tranh thì giả thuyết thứ nhất có vẻ thích hợp hơn".

    (Pour illustrer ces vers nous voyons un musicien et un chanteur en action devant deux mandarins assis à une table. Ceux - ci sont juges des concours de chants et distribuent les récompenses. Au centre, des lutteurs combattent. En haut à gauche, deux hommes, probablement deux candidats au concours de lutte, plongent leurs mains dans un sac. Au-dessus d'eux sont inscrits les caractères
    Hai ta quyết lấy giải làng
    "Nous sommes tous deux décidés à gagner les récompenses du village."
    Le sac contient-il les noms des adversaires qu'ils vont tirer au sort, ou bien le groupe de ces deux personnages fait-il allusion à un autre jeu, il est difficile d'en décider. La première hypothèse, prenant appui sur les vers inscrits en légende, semble la meilleure interprétation.) (4).


    Qua mấy lời nhận xét trên đây của Durand thì tấm tranh và bài thơ cũng có điều khó hiểu, cần được xem kỹ hơn?
    Giả thuyết thứ nhất của Durand, cho rằng đây là hai đô vật đang bốc thăm, có nhiều điểm không hợp lý. Để ý một chút chúng ta sẽ nhận ra rằng tranh vẽ một chàng trai và một cô gái mặc yếm. Họ quàng vai nhau. Tay chàng trai có vẻ như đang sờ ngực cô gái. Hai người này khó có thể là đô vật được. Hơn thế nữa, câu Hai ta quyết lấy giải làng tỏ rằng họ thuộc về cùng một phe của trò chơi.

    Để ý một chút thì ai cũng nhận ra đây là một cặp trai gái đang chơi trò "quàng vai bắt chạch". Durand đã lẫn lộn trò chơi này với trò đánh vật.

    Điều làm cho Durand lúng túng có lẽ là vì bài thơ nôm chỉ nói đến ca hát, đánh vật, chứ không đả động gì tới trò chơi bắt chạch và đánh bài phu?

    Người vẽ đã vẽ thừa hay bài thơ còn thiếu chăng?

    Thật ra thì... không thừa mà cũng chẳng thiếu!

    Sở dĩ có chuyện thơ không ăn khớp với tranh là vì tấm Du Xuân đồ của Durand không phải là một tấm tranh được sáng tác theo ý tác giả ban đầu của nó! Nghe như chuyện lạ, bông đùa. Nhưng đúng là chuyện thật. Tranh Du Xuân đồ của Durand đã được ghép từ hai tấm, tôi tạm gọi là tranh A và tranh B, của bộ sưu tập Henri Oger (5).

    Bài thơ nôm Du Xuân đồ của tranh A như sau:

    Thời bình mở hội Xuân
    Nô nức quyết (a) xa gần
    Nhạc dâng ca trong điện
    Trò thưởng cuộc (b) ngoài sân

    Bên dưới bài thơ là câu "Hai ta quyết lấy giải làng".

    (a) Chữ quyết (quyết tâm, quyết chí...) của tiếng Việt luôn đứng trước một động từ, thí dụ: quyết tranh đua lấy giải, quyết học hành đến nơi đến chốn v.v. Chữ quyết không thể đi với một trạng từ chỉ nơi chốn. Cụm từ "quyết xa gần" không có nghĩa.

    Tôi đoán rằng chữ quyết (bộ băng hay bộ thủy) là do chữ khoái (bộ tâm) bị viết nhầm. (Bộ băng, bộ thủy, bộ tâm đứng, viết gần giống nhau). Chữ khoái được đọc sang chữ nôm thành khắp.

    "Nô nức khắp xa gần" nghĩa là khắp mọi nơi đều nô nức. Câu thơ vừa đúng văn phạm vừa tả đúng không khí ngày hội, ngày Tết ở thôn quê. Các học giả sau này đều chép là "quyết xa gần", chép đúng cả cái sai, cái vô nghĩa của nguyên bản!

    (b) Chữ cục (hán việt, nghĩa là một ván cờ, đánh bạc) chuyển sang nôm thành cuộc. Cuộc vừa có nghĩa là một ván, một bàn (chén rượu cuộc cờ, cuộc đỏ đen), vừa có nghĩa là đánh cuộc, một hình thức đánh bạc (miền Nam gọi là đánh cá). "Trò thưởng cuộc ngoài sân" là trò chơi quàng vai bắt chạch, vừa có giải thưởng là bánh pháo treo đầu nhà, vừa là trò vui cho mọi người đánh cuộc với nhau. Cặp trai gái nào mà chả háo hức, tự nhủ phen này "hai ta quyết lấy giải làng".

    Người ghép tranh Durand đã đổi chữ cuộc thành chữ vật cho hợp với trò đánh vật của tranh B. Thế là dùng câu thơ của trò chơi này gán cho trò chơi khác, nên mới vô tình gây ra tình trạng tranh và thơ không ăn khớp với nhau, khập khiễng khó hiểu.

    [​IMG]

    Tranh B (nửa dưới của tranh Durand, từ đây viết tắt là tranh D) không có tên, vẽ cảnh đánh vật và bốn người đàn bà chơi bài phu, ngồi bốn cửa:
    Bính Giáp

    Đinh Ất

    Mỗi cửa có hai câu thơ nôm trình bày diễn tiến của ván bài.

    Cửa Giáp:
    Bán chi không đánh nhất văn
    Bát văn cầm kết muôn phần (c) giá cao

    Cửa Ất:
    Bài tôi ăn thưởng không thang (d)
    Lục văn cũng nghĩ kết ngang (e) chẳng cầm

    Cửa Bính:
    Tam khôi bắt kiệt (g) tưng bừng
    Tinh thần đứng dậy (h) tâm trường múa lên

    Cửa Đinh:
    Hàng văn làng hãy còn nhiều (i)
    Cầm chơi một ván đánh liều thử xem

    (c) Tranh D: bấy phần. Muôn phần, hay muôn vàn thông dụng và nghĩa rõ hơn là bấy phần.

    (d) Durand giải thích rằng không thang nghĩa là không có quân thang thang (Mes cartes ne présentent point de thang). Nếu đúng như vậy thì câu thơ sáu chữ được hiểu là "bài của tôi được ăn thưởng vì nhờ không có quân thang thang". Điều này cũng có nghĩa gián tiếp là bài có quân thang thang thì bị phạt hay không được ăn? Không có quân bài nào lại tai hại đến mức như vậy!

    Thực ra thì Durand quên rằng chính ông đã cho biết rằng không thang là tên quân bài thường được gọi là thang thang >:). Cỗ bài tổ tôm, cũng dùng để chơi bài phu, gồm có:

    - Hàng sách, có các quân không thang hay thang thang, nhất sách ... cửu sách.
    - Hàng vạn, có các quân bách vạn hay ông lão, nhất vạn ... cửu vạn.
    - Hàng văn, có các quân bán chi hay chi chi, nhất văn ... cửu văn.
    Câu thơ trong tranh muốn nói rằng "bài của tôi được ăn thưởng nhờ có quân không thang".

    Xin mở dấu ngoặc để nói thêm rằng hai tiếng Tổ Tôm là đọc trại từ Tụ Tam (ba quân bài để làm thành một phu).

    Nhân sinh quý thích chí
    Chẳng gì hơn vui cuộc tụ tam

    (Nguyễn Công Trứ, 1778-1859)

    Bực chăng nhẽ anh hùng khi vị ngộ
    Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm

    (Trần Tế Xương, 1869-1906)

    Tụ Tam biến thành Tổ Tôm. Tổ Tôm là... Nid de crevettes >:). Ngày xưa người ta "Đố ai biết đâu là tổ con chuồn chuồn", ngày nay có thể thêm" Đố ai biết đâu là tổ con tôm"!

    (e) Kết ngang: ba quân bài cùng bậc của ba hàng, thí dụ lục văn, lục sách, lục vạn.

    (g) Tranh B viết chữ hồng (thần chú bằng tiếng Phạn (Thiều Chửu), như trong câu Úm ma ni bát minh hồng). Chữ hồng âm nôm có thể đọc là hỏng (?). Nhưng bắt hồng hay bắt hỏng đều không hợp nghĩa. Tôi cho rằng đây không phải là chữ hán, người viết dùng một nửa chữ kiện và bộ khẩu để viết chữ nôm kiệt.
    Quân bài kiệt (hay cạn), tức là quân bài hiếm. "Đánh tổ tôm, nước ăn, nước bốc cũng lắm nước cao, mà được trúng ý mình thì thích chí lắm. Có lúc bốc được những con bài kiệt thì sướng vô cùng, cho nên có câu rằng: "thiên tử bất như tứ vạn" (7). Ù tam khôi (bài vừa có tôm, vừa có lèo) ăn rất lớn. Chờ quân bài kiệt để được ù tam khôi mà tinh thần nôn nao như chỉ chực đứng dậy, tâm trường bị kích thích tưởng chừng như muốn múa lên!

    (h) Tranh D: bắt ngỏ. Chữ ngỏ (nôm) được viết bằng chữ ngọ (hán việt). Bắt ngỏ nghĩa là làng đánh ra bất cứ quân gì mình cũng ăn được.

    (i) Tranh D: Mừng bỏ đứng dậy. Ván bài chưa xong, còn đang chờ bắt ngỏ thì làm sao có thể mừng bỏ đứng dậy được? Hai câu thơ của tranh D ý không thông.

    (j) Tranh D: còn cầm. Hai câu thơ không hợp vần.

    Tranh dân gian, đặc biệt là tranh Tết, từ xưa đến nay được nhiều người ưa thích.

    Các nghệ nhân một mặt phải cố gắng sáng tác tranh mới, mặt khác phải lo phục hồi vốn cổ, khắc lại những tấm ván tranh bị mòn hỏng, để bảo đảm cho dòng tranh được tiếp nối liên tục.

    Phục hồi vốn cổ là việc làm đáng được biểu dương, cổ vũ nhưng đồng thời nó lại hay gây ra tình trạng "tam sao thất bản", "râu ông nọ cắm cằm bà kia", như trường hợp tấm Du Xuân đồ được nói tới trong bài này.

    "Chơi Xuân" đã dễ mấy người... biết tranh?

    Thói quen tuỳ tiện sửa đổi thơ, thậm chí thay đổi cả bố cục của tranh thường chỉ làm giảm cái hay của thơ, làm mất cái đẹp hài hòa của tranh.


    Nguyễn Dư
    (7/11/2000)
    tongphuochiep.com
     
  15. Nguồn gốc bộ Bài Chòi
    [​IMG]
    HUỲNH NGỌC TRẢNG - NGUYỄN ĐẠI PHÚC


    TTCT - Nghe vẻ nghe ve/ Nghe vè bài tới/ Cơm chưa kịp xới/ Trầu chưa kịp têm...

    [​IMG]

    Phóng to
    Múa Hẩu ở chùa Bà, Bình Dương
    TTCT - Nghe vẻ nghe ve/ Nghe vè bài tới/ Cơm chưa kịp xới/ Trầu chưa kịp têm...
    Tao đánh ba đêm

    Thua ba tiền rưỡi

    Về nhà chồng chửi

    “Thằng Móc, thằng Quăn

    Đánh sao không ăn

    Mà thua lắm bấy?”

    Tui lấy tiền cấy cho đủ mười ngày

    Bảy Thưa, Bảy Dày

    Cũng là ngạt kéo

    Chị em khéo léo

    Dễ mượn dễ vay...

    (...)

    Ăn thì tui vùa

    Thua thì tui chịu

    Bài Tới và bài Chòi

    [​IMG]Phóng to
    Bạch Tuyết - Thái Tử - Ông Ầm
    Các dị bản của bài vè Bài tới trên đây phổ biến từ Bình Trị Thiên cho đến Nam bộ. Điều này đã chỉ ra không gian lưu hành của trò chơi đánh Bài Tới. Một thực tế cũng đáng lưu ý là mặc dù Bài Tới phổ biến khắp Nam Trung như vậy, nhưng Bài Chòi lại không phổ biến ở Nam bộ.

    Điều này chỉ ra rằng Bài Chòi là trò chơi xuất hiện muộn mằn, bởi vì nếu Bài Chòi xuất hiện từ thế thế kỷ 17-18 thì nó đã theo chân lưu dân Thuận Quảng vào vùng đất phương Nam như Bài Tới, Hát Bội, Hát Sắc Bùa... Các sự kiện trên đã xác lập cái khung không gian - thời gian của Bài Chòi để làm cơ sở cho việc truy nguyên căn cội của bộ Bài Chòi - cũng là bộ bài dùng để chơi Bài Tới.

    [​IMG]Phóng to
    Yêu

    Bài tới, theo định nghĩa của Huỳnh Tịnh Paulus Của trong Đại Nam quấc âm tự vị (1896, T. II, tr 455), là “thứ bài bắt cặp, ai bắt được đủ cặp trước thì gọi là tới, nghĩa là đến trước, rồi cũng được ăn tiền”. Chúng ta không có cứ liệu nào để xác định thời điểm ra đời của bài tới, nhưng trò chơi bài bạc này trong bối cảnh phong hóa cộng đồng cũng đã phát triển theo qui luật trình thức hóa và công cộng hóa để thành Bài Chòi.
    Từ cờ tướng với hai người chơi đã tích hợp nhiều yếu tố trình diễn biến thành trò chơi Cờ Bỏi, Cờ Người diễn ra ở sân đình chùa, những nơi sinh hoạt văn hóa lễ hội của cộng đồng nói chung. Đây là một ví dụ. Từ bài Tổ Tôm, bài Tam Cúc biến thành Tổ Tôm điếm là những ví dụ khác. Ở đây, bài tới đã tích hợp với ca nhạc, với chòi/điếm với rạp/sân khấu... để trở thành trò chơi Bài Chòi hấp dẫn. Bài Chòi phát triển mạnh đến mức lấn át danh tiếng và cách chơi khác nhiều so với Bài Tới, nhưng về bộ bài để chơi Bài Chòi lại là bộ Bài Tới - không đổi thay gì.

    Bài Tới - Bài Chòi - Tổ Tôm

    Bộ Bài Tới/ Bài Chòi có 60 con bài, chia làm ba pho (văn, vạn, sách), mỗi pho có chín cặp và ba cặp Yêu: Ông Ầm, Thái Tử, Bạch Tuyết. Tùy từng địa phương, các con bài được gọi khác nhau. Con bài làm bằng giấy bồi, hình chữ nhật (2x8,5cm), in một mặt (mộc bản) đồ án biểu trưng cho con bài và lưng phết màu đỏ sẫm.

    Do sự giống nhau của bộ Bài Chòi (từ đây hiểu là Bài Tới) và bộ bài Tổ Tôm ở chỗ cả hai loại bài đều chia làm ba pho Văn, Vạn, Sách và ba con bài Yêu nên không ít nhà nghiên cứu đã khẳng định mối quan hệ nguồn gốc của Bài Chòi với bài Tổ Tôm. Thật ra đồ hình của các con bài tương ứng giữa Bài Chòi và bài Tổ Tôm có nhiều khác biệt: bài Tổ Tôm vẽ đa số 26/30 là hình người Nhật Bản (đầu, mình, tứ chi, dụng cụ cầm tay, vác vai và thêm vào đó là hình tháp (con Ngũ Vạn), cá (con Bát Vạn), trái đào (con Nhị Vạn), thuyền buồm (con Ngũ Sách).

    Còn ở bộ Bài Chòi/Bài Tới thì đồ án trang trí mang tính trừu tượng và hình người trừu tượng, chủ yếu là bán thân hay mặt người (chiếm 11/30 con bài). Dù vết của con bài Tổ Tôm ở bộ Bài Chòi/Bài Tới là các biểu tượng và chữ Hán xác định số thứ tự của con bài.

    - Chữ Hán: từ chữ Nhất đến chữ Cửu trên chín con bài của pho Vạn; và các chữ ghi tên ba con bài Yêu: Ông Ầm, Thái Tử và Bạch Huê (Bạch Tuyết).

    - Biểu trưng có hai loại: 1/ Hình tròn nhỏ có chấm ở giữa (tạm gọi là “nút”, hiểu là nút chỉ số điểm của mặt súc sắc/cũng có thể hiểu là đồng tiền điếu) và hình tượng đồng tiền điếu (hoặc một đồng nguyên/tròn giữa vuông hay một nửa đồng tiền/bán nguyệt)

    - Biểu tượng “phức nghĩa”, đặc biệt là các đồ hình trên chín con bài của pho Sách là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và theo đó có những biện giải khác nhau. Chẳng hạn như con bài Nọc đượng (có tên gọi khác: Nọc thược, Nhất nọc), được gán cho hình vẽ dương vật và cho rằng nó có nguồn gốc từ Linga của người Chăm. Theo đó, con bài Bạch Huê (Bạch Tuyết) lại được coi là âm vật, Yoni (Chăm).

    Thế là từ cặp Yoni - Linga ấy, một số nhà nghiên cứu cho rằng Bài Chòi có gốc gác chi đó với người Chăm, văn hóa Chăm! Thậm chí từ đồ hình tên con bài Ba Gà, người ta đẩy nó về với hình khắc trên trống đồng Đông Sơn... Các biện giải uyên bác quá mức này chủ yếu dựa vào sự diễn dịch chủ quan và sự đối chiếu có tính chất liên tưởng mông lung. Thật ra, cách gọi tên con bài của bộ Bài Chòi/Bài Tới của dân gian là phương “coi mặt, đặt tên” - tức dựa trên hình tướng đặc trưng nào đó của hình họa mà gọi tên. Và như vậy, trực quan là có thể phân biệt các con bài.

    Khi xưa, chưa có chữ quốc ngữ Latin, chữ Hán - Nôm cũng không phổ cập, người bình dân không phải ai cũng đọc được chữ Hán - Nôm in trên con bài, thì các biểu tượng “nút” và “đồng tiền điếu” có chức năng chỉ số (nhất đến cửu) cho các con bài pho Văn và pho Sách. Ví dụ: Chín gối (hình 9 nút), Hai tiền (hình 2 đồng tiền), Nọc đượng (1 nút), Nhì nghèo (2 nút), Ba gà (3 nút), Tứ gióng (4 nút)... Đó là các ký hiệu cơ bản để phân biệt các con bài của bộ Bài Chòi/Bài Tới.


    Còn đồ hình ở pho Sách là hình vẽ các chồng/xâu tiền điếu cộng với dải uốn cong như hình con rắn thật ra để chỉ rõ chúng thuộc pho Sách. Sách, chữ Hán có nghĩa là dây. Hình vẽ Sách/Dây này là một trong các bằng chứng tương đối rõ ràng nhất mối quan hệ giữa Bài Chòi/Bài Tới với Tổ Tôm. Người chơi Tổ Tôm bình dân không đọc được chữ Hán, ai cũng thuộc câu “Vạn vuông, văn chéo, sách lằng ngoằng”.

    Một bằng chứng khác là con bài Bạch Huê (Bạch Tuyết) của Bài Chòi/Bài Tới tương ứng với con bài Thang Thang của bài Tổ Tôm và tên gọi Bạch Huê (Bạch Tuyết) có lẽ bắt nguồn từ hình vẽ trên con Thang Thang là người phụ nữ cho con bú: để lộ “nhũ huê” trắng bóc! Nói cách khác, đặc điểm “gợi cảm” nhất của hình vẽ trên con Thang Thang đã được dân chơi bài... gọi một cách trắng trợn là Bạch Huê (Bạch Tuyết) không liên hệ gì đến cái Yoni thiêng liêng của người Chăm.

    Nói chung, tuy có một số điểm tương đồng giữa bộ Bài Chòi/ Bài Tới và bộ bài Tổ Tôm, song muốn tường tận hơn thì phải đối chiếu với các loại bài giấy (chỉ bài) khác, đặc biệt là các loại bài gốc từ Diệp tử mã điếu của Trung Quốc.

    Diệp tử mã điếu và toàn đối (Đông Quan bài)

    1. Hình thức cờ bạc phổ biến nhất ở Trung Quốc thời cổ là gieo súc sắc. Ngoài súc sắc, hình thức cờ bạc tương đối quan trọng khác là bài xương, ra đời vào niên hiệu Tuyên Hòa thời Bắc Tống. Bài xương (hoặc ngà) biến thái từ súc sắc, trên mặt mỗi con bài là do hai mặt súc sắc kết hợp lại thành các con bài có điểm (nút) lớn nhỏ khác nhau. Đó là cội nguồn của các hình nút (hình tròn nhỏ có chấm ở giữa) trên một số con bài của bộ Bài Chòi/Bài Tới đã nói ở phần trên.

    Ngoài bài xương/bài ngà, ở Trung Quốc còn phổ biến bài giấy. Thời cổ gọi là Diệp tử (xuất hiện từ thời Đường), đến đời Minh, Thanh trò chơi bài lá này đặc biệt thịnh hành. Diệp tử có hai loại: 1/ Diệp tử in theo điểm số của bài xương in ra, ở giữa in một số hình tượng nhân vật trong Hí khúc hoặc Thủy hử (đây là thứ phiên bản của bài xương, nhưng nhờ đổi từ xương sang giấy nên phổ biến rộng rãi hơn bài xương vì dễ chế tác, giá thành thấp); 2/ Loại thứ hai là loại bài Mã điếu diệp tử: làm bằng giấy, rộng 1 tấc, dài 3 tấc (tấc # 3cm) dùng nhiều lớp giấy bồi rồi in lên. Loại bài này có 40 lá, hoa sắc/hình họa chia làm bốn môn/pho:

    - Thập tự (chữ “Thập”) có 11 lá, trên mỗi lá vẽ hình nhân vật trong Thủy hử: Tống Giang (lá Tôn Vạn Vạn quan), Võ Tòng (lá Thiên Vạn), Nguyễn Tiểu Ngũ (Bách Vạn), Nguyễn Tiểu Thất (Cửu Thập), Chu Đồng (Bát Thập)... Hổ Tam Nương (Nhị Thập).

    - Vạn tự (chữ “Vạn”) có chín lá, trên mỗi lá cũng vẽ hình các nhân vật trong Thủy hử: Lôi Hoành (lá Tôn cửu vạn quan), Sách Siêu (Bát vạn), Tần Minh (Thất vạn), Sử Tiến (Lục vạn), Lý Tuấn (Ngũ vạn), Sài Tiến (Tứ vạn), Quan Thắng (Tam vạn), Hoa Vinh (Nhị vạn), Yến Thanh (Nhất vạn).

    - Sách tự (chữ “Sách”) có chín lá, trên mỗi lá vẽ quan tiền: Lá Tôn Cửu sách (vẽ 4 chồng, mỗi chồng 2 quan, một quan nằm riêng), lá Bát sách (vẽ 4 chồng, mỗi chồng 2 quan), lá Thất sách (vẽ 3 chồng mỗi chồng 2 quan, một quan nằm riêng), lá Lục sách (như 2 cây cầu trên bộ dưới nước), lá Ngũ sách (hình như quẻ Cấn), lá Tứ sách (hình như 2 vòng ngọc), lá Tam sách (hình như chữ “phẩm”), lá Nhị sách (hình như “quẻ Chấn”?), lá Nhất sách (hình như “cái chĩa”).

    - Văn tiền có 11 lá, phía trên vẽ các loại đồ hình: lá Tôn không một văn (vẽ hình “Ba tư tiến bảo”), lá Bán văn (hình hoa quả), lá Nhất tiền (hình như Thái cực), lá Nhị tiền (hình trống “yêu cổ”), lá Tam tiền (hình quẻ Càn), lá Tứ tiền (vẽ hình như vòng móc vào nhau), lá Ngũ tiền (vẽ hình Ngũ nhạc: 5 ngọn núi lớn), lá Lục tiền (vẽ hình như quẻ Khôn), lá Thất tiền (vẽ hình như chòm sao Bắc đẩu), lá Bát tiền (vẽ hình “Ngọc côi”), lá Cửu tiền (vẽ hình ba ngọn núi chồng lên nhau).

    Bài Mã điếu lưu hành từ niên hiệu Vạn Lịch thời Minh, đến đời nhà Thanh biến đổi thành bài Mặc Hòa, chỉ còn lại 3 môn/pho là Vạn tự, Sách tự và Văn tiền. Cách đánh bài: 4 người một sòng, mỗi người rút 10 lá bài, tổ hợp 3, 4 lá cùng pho làm một bộ (hiểu là ghép từ 3 lá trở lên của các con bài cùng một pho, giống như “phu dọc” trong chơi tổ tôm; hoặc giống như “sảnh” trong chơi xập xám hay phé/bài tây), hoặc tổ hợp giống như “phu bí” trong chơi tổ tôm, tức ghép 3 lá cùng số (nhất, nhị... cửu) thuộc cả 3 pho. Người tổ hợp đủ ba bộ/phu là thắng.

    Ngoài bài Mặc Hòa còn có các loại biến thể khác như Đấu Hổ, Chỉ Trương.

    - Đấu hổ: Dùng 30 lá bài của Mã Điếu, bỏ đi 9 lá thuộc pho Thập tự, chỉ lưu lại lá Thiên Vạn (hình Võ Tòng).

    - Chỉ trương là bài giấy mạt chược, hình thành từ cơ sở bài Mã Điếu, cũng bảo lưu 3 pho Vạn, Sách, Tiền nhưng đổi: Sách làm Điều, Tiền làm Bính; và cũng đổi tên một số lá bài.

    Những dữ liệu về loại bài Diệp tử mã điếu đã chỉ ra mối quan hệ của loại bài này với bài Tổ Tôm và Bài Chòi/Bài Tới, đặc biệt là các biến thể của Diệp tử mã điếu là các loại bài Mặc hòa, Đấu hổ, Chỉ trương có số lá con bài, cơ cấu ba môn/pho Văn, Vạn, Sách và đồ hình tương đồng về phần “lý” với bộ Bài Chòi/Bài Tới của xứ ta.

    2. Đông Quan bài, còn gọi là bài Toàn đối, vốn xuất xứ và phổ biến ở quận Đông Quan (Quảng Đông, Trung Quốc). Bộ bài này gồm 120 lá bài (30 quân bài x 4), cũng chia làm 3 pho văn, vạn, sách (mỗi pho 9 quân bài) và ba con bài lẻ/đặc biệt: Đại hồng, Tiểu hồng và Bát xuyến. Các quân bài thuộc ba pho đều mang số từ 1 đến 9. Hình họa pho văn và pho sách cũng dùng hình quan tiền và nút làm biểu tượng chỉ số điểm. Riêng pho vạn vẽ hình nhân vật, trên mỗi lá bài có ghi số điểm bằng chữ Hán (Nhất, Nhị, Tam... Cửu). Cách chơi bài Toàn Đối tuy có khác ở chỗ tích hợp “đối” (đôi) và “cạ” (cùng số khác pho), song đại thể rất giống cách chơi Bài Tới.

    Bài Tới/Bài Chòi

    Đông Quan bài

    [​IMG]Phóng to [​IMG] [​IMG]
    Văn

    Vạn

    Sách

    Nhận xét và kết luận

    1. Về mặt đồ hình, mối quan hệ của Bài Chòi/Bài Tới với loại bài Diệp tử mã điếu và đặc biệt là bài Đông Quan (Toàn Đối) là rõ ràng hơn và trực tiếp hơn so với bài Tổ Tôm.

    - Biểu tượng nút (vòng tròn có chấm ở giữa) trên các con bài Chín Gối, Nọc đượng, Nhì nghèo, Ba gà, Tứ gióng, Năm dày, Sáu hột, Bảy sưa, Tám giây, Đỏ mỏ... vốn là ký hiệu số điểm của hột súc sắc.

    - Biểu tượng tiền điếu (nguyên đồng hay một nửa đồng tiền điếu) trên các con bài Trường hai, Trường ba, Tứ tượng (Voi/Dái voi), Ngũ rún, Sáu tiền, Bảy liễu (4 nửa đồng tiền + 2 nút + 1 vòng xoáy trôn ốc), Tám tiền, Chín cu (Xe/Chín gan: 6 nửa đồng tiền + 3 nút)... vốn là hình họa các quan tiền thấy trong pho “Sách tự” của Diệp tử mã điếu và bài Toàn Đối.

    - Các hình họa đa dạng với các hình ngang ngắn (giống cái xúc xích hay bó bánh tét...) tạo nên các hình tướng khác nhau của các con bài Nọc đượng, Nhì nghèo, Ba gà, Tứ gióng, Năm dày, Sáu hột, Bảy sưa, Tám giây, Đỏ mỏ... dường như vốn là hình vẽ những chồng/xâu tiền đồng mà ta thấy trên các con bài Tôn cửu sách, Bát sách, Thất sách của loại Diệp tử mã điếu đã nói trên hay cụ thể là pho sách của bài Toàn Đối.

    Cần nhắc lại rằng họa tiết uốn lượn như con rắn trên một số con bài (Nọc đượng, Nhì nghèo...) là để chỉ chúng thuộc pho Sách (Sách: dây lằng ngoằng và có thể là sợi dây để xâu tiền đồng). Do cách phối trí các chồng/xâu tiền và các nút, cộng thêm dây/rắn nên đồ án trang trí/gợi liên tưởng hình dáng của một vật (Nọc đượng), con vật (Ba gà), đồ vật (Tứ gióng) hay tính chất của hình họa (dày, thưa)...

    - Các con bài thuộc pho Vạn: 1/ Có chữ viết (Hán tự) chỉ tên con bài; 2/ Bán thân người; 3/ Đồ án trang trí (dưới cùng). Ở các con bài này, hình bán thân người hẳn bắt nguồn từ nhân vật Hí khúc hay nhân vật của truyện Thủy hử, thuộc pho Vạn tự của bài Diệp tử mã điếu và Toàn Đối nói trên. Đại thể, mặt người ở các con bài này (của Bài Chòi/Bài Tới) trong chừng mực nào đó là Mặt tuồng/Hát bội - loại hình “Hí khúc” chiếm vị trí thống trị một thời ở các tỉnh Trung bộ, nơi Bài Tới/Bài Chòi thịnh hành. Đặc trưng nhất là đôi mắt xếch rất tuồng và đặc trưng khu biệt là khăn, mũ đội đầu như Học trò (Nhất trò) đội khăn, Cửu chùa (thầy) đội mũ Tì lư...

    2/ Bài Diệp tử mã điếu (bốn pho) lưu hành thời Minh, đến thời Thanh biến đổi thành bài Mặc Hòa, Đấu hổ, Chỉ trương (3 pho) và Toàn Đối. Điều này cho phép đoán định niên đại ra đời của Bài Tới ở xứ ta sớm nhất là trong thời Thanh (giữa thế kỷ 17 về sau) và như đã nói, trong hành trang văn hóa của lưu dân Thuận Quảng vào khai phá vùng đất Nam bộ không thấy có Bài Chòi. Điều này cho phép đoán định thêm là Bài Chòi chỉ ra đời sớm nhất là cuối thế kỷ 18, tức sau khi kết thúc cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh.

    3. Một vấn đề khác có liên quan là nguồn gốc hình họa của bộ bài Tổ Tôm. Vấn đề được đặt ra: tất cả những hình họa trên con bài Tổ Tôm đều là “đặc trưng Nhật Bản rõ rệt, nhất là tất cả các nhân vật đều mặc kimono (tước vật) thời Edo (Giang Hộ), trong số này có 18 đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em.

    Các hình cá chép (koi, lý), trái đào (mono), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật” (5). Thế nhưng loại bài Tổ Tôm này “chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa kiều ở VN)” >:). Ý kiến trên có 2 câu hỏi: 1/ Nguồn gốc bộ bài Tổ Tôm và 2/ Nguồn gốc và hình họa của bộ bài này?

    Như đã trình bày, bài Tổ Tôm có gốc từ loại bài biến thể của Diệp tử mã điếu - xét ở cơ cấu, số lượng, tên gọi... Còn câu hỏi thứ hai, theo các cứ liệu lịch sử, chúng ta có thể giả định là các hình họa đó do một nghệ nhân/họa sĩ người Nhật sống ở Hội An thực hiện và in ấn bán ra thị trường Đàng Trong, dựa trên qui phạm của loại bài Mặc Hòa (hay Đấu hổ) vốn đã phổ biến trước đó. Giả thiết này được hỗ trợ bởi cứ liệu ngữ âm phương ngữ xứ Quảng: âm “am” được đọc thành “ôm”.

    Loại bài biến thể từ Diệp tử mã điếu vốn được gọi là Tụ Tam (hiểu theo nghĩa là luật chơi dựa vào sự tích hợp 3 con bài theo hàng ngang hay hàng dọc) được dân xứ Quảng gọi theo ngữ âm đặc trưng của mình thành “Tổ Tôm”. Chỉ có người Quảng mới có thể đọc “tam” thành “tôm”. Nói cách khác, bài Tổ Tôm phải chăng xuất hiện đầu tiên ở Quảng Nam, cụ thể là Hội An, theo “maquette” của nhà tạo mẫu người Nhật ở phố Nhật Bản Hội An thực hiện.

    HUỲNH NGỌC TRẢNG - NGUYỄN ĐẠI PHÚC
     
    Mod01HOA KY thích điều này.